Ảnh hưởng của Anh Lịch_sử_rượu_sâm_panh

Khi bị trục xuất đến Anh, hầu tước Saint-Évremond đã cố gắng phổ biến rượu Champagne vào xã hội London. Trong khi Saint-Évremond vẫn thích rượu Champagne không bọt, thì rượu Champagne sủi tăm đã nhanh chóng trở nên phổ biến với người Anh.

Là một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhưng lại có nguồn lực sản xuất rượu vang hạn chế, người Anh đã có một ảnh hưởng đáng kể tới việc phát triển loại Champagne sủi tăm. Champagne không bọt đã trở thành phổ biến trong xã hội London khi Charles de Saint-Évremond, một người theo chủ nghĩa hưởng lạc đến đây vào giữa thế kỷ 17. Tại các bữa tiệc, Saint-Évremond lúng túng quảng cáo các loại rượu vang của vùng Champagne. Chẳng bao lâu sau một số người đàn ông thuộc giới thượng lưu và quyền lực nhất ở London – như Công tước xứ Bedford và Buckingham cũng như Bá tước xứ Arlington đã thường xuyên yêu cầu mua các thùng rượu Champagne. Rượu vang không sủi tăm, hoặc ít nhất là nó được mong đợi như vậy.[2] Rượu vang thường được vận chuyển tới Anh trong các thùng bằng gỗ và sẽ được các thương gia đóng chai đem bán. Trong suốt thế kỷ 17, ngành sản xuất thủ tinh ở Anh dùng các loại lò dùng than làm nhiên liệu và sản phẩm là các loại chai thủ tinh bền và khỏe hơn so với các loại thủy tinh đốt gỗ của Pháp. Người Anh cũng khám phá ra việc dùng nút bần, loại nút chai này đã từng được người La Mã sử dụng nhưng nó bị lãng quên trong nhiều thế kỷ sau khi đế chế La Ma sụp đổ. Trong mùa đông lạnh của vùng Champagne, nhiệt độ thấp sẽ làm quá trình lên men tạm dừng lại—trong rượu vẫn còn một lượng đường chưa lên men hết và nấm men ngủ đông. Khi rượu được chuyển lên tàu và đóng chai ở Anh, quá trình lên men lại bắt đầu khi nhiệt độ ấm lên và các chai rượu vang dùng nút bần sẽ tạo ra áp suất từ khí carbon dioxide. Khi mở chai rượu, nó sẽ trở thành bọt khí.[3]

Người Anh là một trong những người đầu tiên nhận thấy xu hướng Champagne sủi tăm sẽ là một loại đồ uống đáng được mong đợi, họ cố gắng tìm hiểu lý do tại so rượu lại có bọt khí. Năm 1662, nhà khoa học người Anh là Christopher Merret đã trình bày một bài báo chi tiết về việc làm thế nào mà sự có mặt của đường trong rượu vang dẫn tới hiện tượng sủi tăm, và gần như bất kỳ loại rượu vang nào cũng có thể làm nó sủi tăm bằng cách thêm đường vào rượu vang trước khi đóng chai. Đây là một những lý giải đầu tiên khi tìm hiểu về quá trình hình thành rượu vang sủi tăm và nó đã khuyến khích các thương nhân Anh sản xuất "Champagne sủi tăm" ngay trước khi những Champenois người Pháp cố ý làm ra nó.[3] Sự phổ biến của Champagne sủi tăm đều đặn phát triển. Năm 1663, nhà thơ Anh là Samuel Butler đã viết về Champagne "sủi bọt" lần đầu tiên trong quyển thơ Hudibras của mình. Năm 1698, George Farquhar đóng một vai trong vở kịch Love and a Bottle, trong vở kịch này một nhân vật đã rất ngạc nhiên khi thấy các dòng bọt khí ổn định trong một ly Champagne. Khi sự phổ biến của Champagne sủi tăm đã lớn ở London, các triều định châu Âu khác cũng bắt đầu tò mò về những bong bóng kỳ lạ - trong đó có cả triều đình Pháp, những người trước đó đã khinh thường coi bong bóng trong rượu vang là sai lầm.[2]